0975 441 839

Kinh nghiệm sửa chữa nhà – những lưu ý khi sửa chữa cải tạo nhà ở

Mục lục

Kinh nghiệm sửa chữa nhà – những lưu ý khi sửa chữa cải tạo nhà ở.

Sửa chữa-cải tạo nhà ở là bài toán khó cho những ngôi nhà bị xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Việc sửa chữa nhà cần có sự chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng, lên phương án thi công và dự trù kinh phí. Kiến An Gia xin chia sẻ bài viết này đến quý vị cùng tham khảo.

Những hạng mục công việc khi tiến hành sửa chữa nhà:

_Thi công đập tường cũ, đục nền cũ, đục tường gạch men.

_Thi công tháo dỡ mái tôn, xà gồ, mái che cầu thang.

_Thi công phá dỡ sàn bê tông cốt thép.

_Thi công tháo dỡ trần thạch cao.

_Thi công san lấp mặt bằng.

_Cải tạo nâng nền nhà, thay gạch mới.

_Cơi nới hố ga, xây nâng hầm tự hoại.

_Thi công cải tạo, sửa chữa nâng tầng nhà.

_Thi công cốt pha, đan sắt, đổ bê tông cầu thang bê tông.

_Thi công xây tường ngăn phòng, tường bao che, tường trang trí.

_Ốp gạch tường nhà vệ sinh, tường phòng khách, ốp gạch trang trí.

_Chống thấm nền nhà vệ sinh, nền ban công, nền sân thượng.

_Thi công ốp gạch tường nhà, ốp gạch trang trí.

_Thi công sửa chữa, thay mới hệ thống đèn chiếu sáng, thiết bị điện.

_Cung cấp lắp đặt thiết bị vệ sinh: bàn cầu, lavabo, vòi sen…

_Cung cấp lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng.

_Thi công tủ bếp, đá hoa cương bàn bếp.

_Thi công đá hoa cương cầu thang, đá hoa cương trang trí mặt tiền.

_Thi công lan can tay vịn cầu thang, ban công…

Những lưu ý khi sửa chữa cải tạo nhà ở
Những lưu ý khi sửa chữa cải tạo nhà ở

1. Xác định rõ kế hoach sửa chữa nhà.

Quý vị nên lập một kế hoạch cụ thể về việc sửa chữa nhà để xác định và kiểm soát được mọi việc diễn ra.

  • Hạng mục công việc, vị trí cần cải tạo-sửa chữa: Quý vị cần xác định trong ngôi nhà của mình những vị trí nào cần sửa chữa lại.? Hạng mục công việc cần làm là gì? khối lượng bao nhiêu.?… Để triển khai bản vẽ thiết kế cũng như dự trù chi phí một cách chính sác nhất.
  • Mục đích của việc cải tạo – sửa chữa nhà: Xác định mục đích của việc sửa chữa nhà rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến phương án thiết kế và chi phí đầu tư. Nếu mục địch sửa chữa nhà của quý vị là tăng diện tích phòng khách để có không gian rộng rãi hơn thì sẽ làm giảm diện tích bếp, tăng diện tích phòng này sẽ giảm diện tích phòng khác. Hay sửa chữa nhà là để cho thuê hoặc bán lại thì quý vị nên hướng đến chi phí đầu tư sao cho tiết kiệm. So sánh giữa phí phí đầu tư sửa nhà với lợi nhuận đem lại sau khi cho thuê hoặc bán.
  • Thời gian thi công cải tạo-sửa chữa nhà: Cần xác định rõ thời gian khi nào bắt đầu tiến hành sửa chữa nhà. Khi nào sửa nhà xong để có kế hoạch thực hiện những công việc khác.
Lập kế hoạch sửa chữa nhà
Lập kế hoạch sửa chữa nhà

2. Dự trù kinh phí sửa chữa nhà.

Kinh phí là yếu tố quyết định đến hình thức – quy mô sửa chữa nhà. Quý vị cần xác định rõ các khoản chi phí khi sửa chữa nhà để tránh những chi phí phát sinh. Sửa chữa nhà thường có những chi phí cơ bản sau đây.

  • Chi phí thiết kế
  • Chi phí thuê nhà tạm để ở(nếu có)
  • Chi phí vận chuyển đồ đạc ra khỏi vị trí thi công.
  • Chi phí thuê nhà thầu thi công.
  • Chi phí vật tư xây dựng-thiết bị nội thất.
  • Chi phí dự phòng.
Dự trù kinh phí sửa chữa nhà.
Dự trù kinh phí sửa chữa nhà.

Quý vị nên trao đổi với nhà thầu sửa chữa nhà để họ có thể tư vấn thêm cho quý vị làm thế nào vẫn đảm bảo thiết kế phù hợp và vừa túi tiền của quý vị.

3. Lựa chon phương án thiết kế.

Có rất nhiều phương án thiết kế khác nhau từ cổ điển đến hiện đại hay tân cổ điển. Quý vị trao đổi với kiến trúc sư của nhà thầu về ý tưởng của mình để kiến trúc sư nắm và triển khai cũng như tư vấn thêm cho quý vị. Hiện nay xu hướng thiết kế nhà thân thiện với thiên nhiên – sử dụng vật liệu mới rất được nhiều gia chủ sử dụng. Cần phải cân đối giữa nội thất và ngoại thất, giữa phần sửa chữa và không sửa chữa, tránh sự khập khiễng-thiếu cân đối.

Nếu quý vị tự tay mình thiết kế thì phải nắm rõ những yếu tố phong thủy để tránh làm suy giảm vượng khí của ngôi nhà. Ví dụ Như: Cửa đi sau không thẳng hàng cửa chính, cửa không đối diện bếp, nhà vệ sinh không được đặt giữa ngôi nhà…

4. Chọn nhà thầu xây dựng uy tín.

Hầu hết mọi người đều không có kinh nghiệm hoặc hạn chế trong lĩnh vực xây nhà, sửa chữa nhà. Quý vị nên tìm một nhà thầu có tâm, có năng lực làm việc để hợp tác. Nhà thầu sửa chữa nhà sẽ giúp quý vị thi công một cách nhanh chóng-an toàn-chuyên nghiêp, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, sức lao động… Để chon được một nhà thầu uy tín ngoài việc tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè thì quý vị có thể tìm kiếm trên internet.

Nếu quý vị sử dụng dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói thì nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn nhà thầu sửa chữa nhà nào uy tín. Cam kết không phát sinh và có tổng chi phí sửa chữa hợp lý nhất.

Lựa chọn nhà thầu sửa chữa nhà uy tín.
Lựa chọn nhà thầu sửa chữa nhà uy tín.
5. Xin giấy phép sửa chữa-cải tạo.

Theo quy định hiện hành thì hồ sơ cần chuẩn bị cho việc sửa chữa nhà được chia làm 2 trường hợp sau đây:

a. Đối với những hạng mục sửa chữa nhà không làm thay đổi mật độ xây dựng, diện tích sử dụng.

_ Hồ sơ – giấy tờ cần thiết: Đơn xin sửa nhà, chủ quyền nhà, chứng minh nhân dân người đứng tên chủ quyền, ảnh chụp hiện trang công trình bị xuống cấp cần sửa chữa (photo).

_ Nơi nộp hồ sơ: UBND Phường sở tại.

_ Thời gian xin phép: 1 ngày (chỉ cần nộp hồ sơ cho cán bộ địa chính).

b. Đối với những hạng mục sửa chữa nhà tăng diện tích sử dụng, có nâng tầng-gia cố kết cấu.

_ Hồ sơ – giấy tờ cần thiết: Đơn xin sửa nhà, chủ quyền nhà, chứng minh nhân dân người đứng tên chủ quyền, bản vẽ hiện trạng và bản vẽ sau khi cải tạo, hồ sơ thẩm định (photo).

_ Nơi nộp hồ sơ: UBND Quận sở tại.

_ Thời gian xin phép: 21 ngày (tính từ ngày nộp hồ sơ).

Chú ý: Trên đây là những quy định chung về việc xin phép sửa chữa nhà, nhưng một số địa phương có thể có sự khác biệt một chút. Quý khách nên tham khảo thêm quy định tại địa phương mình để việc xin phép trở nên dễ dàng và tránh mất nhiều thời gian của quý vị.

6. Chuẩn bị đây đủ điều kiện thi công sửa chữa-cải tạo.

Quý vị cần chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết cho việc sửa chữa nhà như: vận chuyển đồ đạc-nội thất ra khỏi vị trí thi công. Cung cấp nguồn nước-điện cho đơn vị thi công, chuẩn bị vận tư-nơi tập kết vật tư. Đảm  bảo che chắn công trình hạn chết tối đa bụi bẩn ra ngoài. Tránh làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.

Nguồn: Kiến An Gia.


Từ Khóa Tham Khảo: Báo giá xây nhà trọn gói | Báo giá xây nhà phân thô | Đơn giá xây nhà | Báo giá sửa chữa nhà | Sửa chữa nhà trọn gói | Nhà thầu xây dựng | Nhà thầu sửa chữa nhà |

One thought on “Kinh nghiệm sửa chữa nhà – những lưu ý khi sửa chữa cải tạo nhà ở

  1. Bảo Trâm says:

    Tôi chưa có kinh nghiệm sửa chữa nhà lần nào. Nhờ đọc bài viết này của công ty làm tôi hiểu được phần nào. Cảm ơn cty nhiều ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *